Tham gia đoàn công tác còn có đồng chí Trịnh Mai Phương - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy EVN, Trưởng ban Truyền thông EVN; đồng chí Lê Anh Tuấn - Phó Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội; đồng chí Nguyễn Vũ Huy - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Điện lực Tây Hồ (thuộc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội).
Về phía UBND phường Phú Thượng có đồng chí Nguyễn Văn Tưởng - Chủ tịch UBND phường.
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Hữu Tuấn dâng hương tại Nhà lưu niệm - Ảnh: Ngọc Tuấn.
|
Dâng hương tại di tích quốc gia này, đoàn công tác EVN cam kết sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy EVN Nguyễn Hữu Tuấn trò chuyện với ông Công Ngọc Dũng, cháu nội cụ Nguyễn Thị An, là người chăm sóc khu di tích - Ảnh: Ng.Tuấn.
|
Khu di tích nhà cụ Nguyễn Thị An (số nhà 6 ngõ 319 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội ) là nơi dừng chân nghỉ lại đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chặng đường từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23 đến 25/8/1945, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công để ra mắt quốc dân đồng bào, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945.
Đoàn công tác EVN tại di tích quốc gia Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội
|
Tại ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm việc với các đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng, cùng các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh… về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn độc lập. Sau lần đó, gia đình và địa phương còn vinh dự được đón Bác Hồ về thăm vào năm 1946.
Hiện tại, ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Thị An vẫn được bảo tồn nguyên vẹn với các di vật, hiện vật cùng nhiều tài liệu, hình ảnh liên quan sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu lại tại đây.
Trải qua 79 năm, di tích này đã trở thành địa chỉ đỏ, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.